Thứ Mon,
08/04/2019
Đăng bởi Vũ Hải Linh
Trẻ hào hứng làm việc nhà – có cần “chiêu trò” của cha mẹ?
Trẻ làm việc nhà không chỉ giảm bớt gánh nặng công việc cho cha mẹ mà còn giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng qua những công việc này. Vậy làm thế nào để trẻ hào hứng làm việc nhà? Cha mẹ hãy thử dùng các “ chiêu trò ” dưới đây xem sao:
1. Biến công việc nhà thành các trò chơi
Thay vì quát mắng trẻ: “ Con hãy cất dọn đồ chơi ngay ” thì cha mẹ hãy nghĩ tới việc biến chúng thành trò chơi: “ba và con cùng thi xem ai cất được đồ chơi nhiều nhất” hoặc: “Con cất đồ chơi và mẹ đi tắm xem ai làm xong trước?”. Khi công việc này biến thành các trò chơi trẻ sẽ hào hứng tham gia và hoàn thành tốt hơn.
2. Đừng bao giờ coi việc nhà là một hình phạt
Nếu trẻ luôn được nghe những câu như: “Hôm nay con hư nên con phải tự dọn dẹp quần áo của mình” thì việc dọn dẹp đó sẽ trở thành hình phạt mà trẻ đang phải thực hiện chứ không phải công việc trẻ muốn thực hiện. Hãy nói với con: “Con đã lớn rồi và sẽ được tự xếp quần áo vào tủ theo ý của con.”
3. Làm cùng con
Khi trẻ còn lúng túng và chưa biết cách làm đúng cha mẹ hãy làm cùng con, qua đây trẻ sẽ học được cách làm đúng để lần sau trẻ có thể tự làm một mình. Cha mẹ nên lưu ý là làm cùng chứ không làm thay. Trẻ sẽ khó có kĩ năng nếu chỉ đứng nhìn và nghe cha mẹ hướng dẫn cách làm.
Làm cùng cha mẹ là cơ hội để con học được cách làm việc đúng và khoa học, hãy là tấm gương sáng cho con học tập.
4. Giao công việc thật cụ thể
Trẻ sẽ không còn hào hứng khi được mẹ giao một công việc thật chung khiến trẻ không biết bắt đầu từ đâu như kiểu: Bin, hãy dọn phòng của mình. Thay vào đó mẹ hãy nói: Bin mang quần áo bẩn bỏ vào máy giặt. Sau khi công việc này đã hoàn thành thì sẽ tới các công việc tiếp theo như cất sách, gấp chăn… Mỗi công việc là một lần gợi ý sẽ giúp trẻ dễ dàng biết mình cần bắt đầu từ đâu.
5. Không chê bai khi trẻ chưa làm tốt và kiên nhẫn chờ đợi khi trẻ thực hiện
Ai cũng cần có lần đầu tiên vụng về và lóng ngóng. Trẻ cũng vậy, sẽ mất 1 lần hoặc nhiều hơn để trẻ có thể làm tốt công việc. Đừng chê bai khi trẻ chưa làm tốt. Đồng thời cũng khéo léo tránh sự có mặt của trẻ khi cha mẹ cần làm lại công việc trẻ vừa làm để trẻ không tự ti ở những lần sau. Hãy quét lại nhà khi bé đã đi vào phòng hoặc giải thích với bé rằng: “Mẹ lại vừa làm bẩn” khi bé nhìn thấy bạn quét lại nhà. Và cha mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi, cho con thời gian khi thực hiện vì mọi thói quen tốt đều cần một quá trình hình thành dài ngày.
6. Ghi nhận kết quả nhưng không lấy vật chất làm phần thưởng cho công việc
Trẻ sẽ chẳng còn hào hứng nếu những cố gắng của trẻ không được ghi nhận một cách cụ thể. Mỗi khi trẻ giúp cha mẹ việc gì nhỏ cha mẹ hãy luôn tỏ ra ghi nhận sự đóng góp của trẻ. Hôm nay, có con giúp nên mẹ cảm thấy đỡ mệt hơn khi dọn nhà.Một điều cần lưu ý nữa khi cùng trẻ làm việc nhà là đừng bao giờ cha mẹ lấy vật chất làm phần thưởng sau khi bé giúp mẹ làm việc nhà. Điều này sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực cho trẻ khi làm việc nhà: Trẻ làm vì phần thưởng chứ không phải vì mong muốn giúp đỡ cha mẹ và cảm thấy mình có trách nhiệm trong công việc này.
Ghi nhận kết quả trẻ làm được nhưng không nên dùng giá trị vật chất để trẻ công.
7. Trẻ cần được giao công việc phù hợp lứa tuổi và khả năng
Một công việc quá khó sẽ khiến trẻ gặp khó khăn hoặc gặp nguy hiểm nhưng một công việc quá dễ lại gây ra sự nhàm chán khi thực hiện. Nếu con bạn trên 3 tuổi, bạn có thể trao đổi công việc với trẻ trước khi thực hiện. Điều này giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng ý kiến và lựa chọn công việc phù hợp. Bảng gợi ý công việc dưới đây sẽ giúp cha mẹ phần nào khi lựa chọn công việc cho con theo từng lứa tuổi: